-
BP - Hiện cả nước có 150 bảo tàng nhưng chỉ có 142 bảo vật quốc gia, trong đó Bảo tàng Bình Phước có đàn đá Lộc Hòa (Lộc Ninh) được công nhận là bảo vật quốc gia vào ngày 25-12-2017 (Quyết định số 2089/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia). Đó là kết quả của sự nỗ lực, quyết tâm của lãnh đạo tỉnh, ngành văn hóa và tấm lòng của người dân Bình Phước trong hành trình gần ¼ thế kỷ tìm lại giá trị cho loại nhạc cụ cổ xưa nhất này.
-
Tham
gia gian hàng triển lãm du lịch và liên hoan ẩm thực “Hương vị đồng bằng” nhân
dịp lễ hội Ooc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ III, khu vực ĐBSCL năm
2017
-
Tối ngày 29-3, tại Trung tâm Văn hóa huyện Lộc Ninh, lễ khai mạc Liên hoan Văn hóa - thể thao các dân tộc thiểu số (DTTS) huyện lần thứ VI, năm 2017 diễn ra trong không khí vui tươi, đoàn kết, thân thiện, phát huy bản sắc dân tộc.
-
Tối ngày 22/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước đã khai mạc triển lãm chuyên đề “Di sản văn hóa Bình Phước” và trình diễn một số loại hình di sản văn hóa dân gian tiêu biểu của các đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh.
-
Nhằm
tăng cường liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh Bình Phước và các tỉnh
lân cận; tạo cơ hội để các doanh nghiệp du lịch có điều kiện giao lưu, gặp gỡ
tìm kiếm đối tác, giới thiệu sản phẩm dịch vụ và trao đổi kinh nghiệm.
-
Đêm
văn nghệ “Điểm hẹn Bombo” là dịp tạo sự đoàn kết giữa đồng bào các dân tộc trên
địa bàn huyện Bù Đăng; đồng thời bảo tồn và phát triển nghệ thuật truyền thống
của đồng bào dân tộc S’tiêng phục vụ du lịch tại Khu bảo tồn Văn hóa Dân tộc S’tiêng
Sóc Bombo.
-
Giới thiệu điểm đến
tại Bình Phước và tham dự ngày hội “Hội tụ BOM BO”.
Nhằm tạo sự đoàn kết giữa đồng bào các dân tộc trên
địa bàn huyện Bù Đăng; đồng thời bảo tồn và phát triển nghệ thuật truyền thống
của đồng bào S'tiêng phục vụ du lịch tại Khu Bảo tồn Văn hóa Dân tộc S'tiêng
Sóc Bom Bo.
-
Trong cộng đồng S’tiêng, chỉ còn rất ít người biết đan gùi, dệt thổ cẩm. Vợ chồng ông Điểu KBanh (SN 1950) ở ấp Lam Sơn, xã Tân Phước, huyện Đồng Phú nằm trong số ít ỏi đó. Việc làm của vợ chồng ông Điểu KBanh đã góp phần gìn giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc S’tiêng.
-
Theo thống kê, huyện Hớn Quản hiện có trên 1 ngàn hộ đồng bào
S’tiêng đang lưu giữ và theo nghề dệt thổ cẩm truyền thống, tập trung nhiều
nhất ở hai xã Thanh An, An Khương. Cụ thể, Thanh An có 6/13 ấp, sóc với 208 hộ
S’tiêng dệt thổ cẩm; An Khương có 197 hộ S’tiêng biết nghề dệt truyền thống (30
người được đào tạo năm 2014), tập trung chủ yếu ở hai ấp 3, 4.
-
Anh Phạm Hiến, Phó giám đốc Bảo tàng Bình Phước cho biết: Bảo tàng đã phục dựng hàng chục lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Xêtiêng, Khơme, nhưng chỉ có lễ hội Phá bàu thực hiện ở xã Lộc Khánh (Lộc Ninh) là có hiệu quả. Ông Lâm Khên, Chủ tịch UBMTTQ xã Lộc Khánh khẳng định: Lễ hội Phá bàu đi vào thực tiễn, được nhân dân hưởng ứng vì mang tính cộng đồng, thể hiện nét đẹp văn hóa, tinh thần đoàn kết của đồng bào sau ngày mùa...